A 50-YEAR JOURNEY

Hoàng Long

Đằng sau phim về thuyền nhân người Việt gây xúc động khán giả ở Bắc Mỹ

Trên một con tàu giữa màn đêm ở Thái Lan vào năm ngoái, một nữ đạo diễn gốc Việt chuẩn bị thực hiện một trong những cảnh quay khó khăn nhất cho một bộ phim tài liệu về thuyền nhân người Việt Nam rời bỏ đất nước sau năm 1975.

Khi diễn viên đóng vai hải tặc bắt đầu diễn cảnh cưỡng hiếp, Trần Hoàng Thanh Tâm phải hô cắt và bước sang một cái bè khác. Cô không thể tiếp tục. Cô bị những cảm xúc mãnh liệt chế ngự khi chứng kiến cảnh tượng hãi hùng đó dù chỉ là diễn xuất.

“Lúc đó thực sự là mình rất xúc động và mình cảm thấy như là có ai đang bóp trái tim của mình vậy,” cô nói. “Nó đau đớn vô cùng.”

Bộ phim giờ đã hoàn tất và đang được trình chiếu ở Canada và Mỹ. Những nỗ lực và nhiệt tâm của nữ đạo diễn trẻ đang được đáp lại bằng sự hào hứng của cộng đồng người Việt ở khắp Bắc Mỹ. Một số người chấp nhận đứng xem suốt 90 phút vì rạp không còn chỗ ngồi.

Nhiều người trong khán giả chính là những thuyền nhân năm xưa, từng trải qua những ngày kinh hoàng nhất cuộc đời mình và may mắn sống sót. Nhưng nhiều người khác mãi mãi không bao giờ có thể kể lại câu chuyện của mình; họ đã trả giá bằng mạng sống trên hành trình tìm kiếm tự do.

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, đạo diễn Thanh Tâm kể lại về quá trình thực hiện phim tài liệu “Thuyền nhân: Hành trình 50 năm” và niềm mong mỏi khi bộ phim ra mắt khán giả. Xem podcast ở đây.

https://www.voatiengviet.com/a/tran-hoang-thanh-tam-thuyen-nhan-hanh-trinh-50-nam/7588976.html

A 50-YEAR JOURNEY

Quang Đặng

Cảm xúc
***
Cảm xúc chợt ập đến, khi ta rơi vào hoặc chứng kiến một hoàn cảnh nghiệt ngã. Cảm xúc len nhẹ vào lòng người, khi người ta xem một cuốn phim, đọc xong một quyển truyện có nội dung u buồn. Và cảm xúc sẽ tác động mạnh, heart touching khi ta chính là nhân vật trong hoàn cảnh đó.
Có ai vỡ vụn trái tim như người phụ nữ, sáng được chồng hôn chia tay để đi làm, với lời dặn dò:
– Chiều nay anh làm overtime (tăng ca) nên sẽ về tối.
Tối cô buồn vì bữa cơm vắng bóng người chồng. Cô mua vé đi xem Phim một mình. Để khi:
* Đèn vừa tắt thì thấy người chồng yêu quý của mình, dìu người con gái khác vào rạp. Họ ngồi hàng ghế trước mặt, và hôn nhau say đắm!
(Sad Movie = Chuyện phim buồn)!
Chiều nay, một buổi chiều ướt lạnh với cơn mưa đá. Hoàn cảnh, với không gian làm lạnh buốt lòng người, lại còn nhói đau từng trái Tim của 260 khán giả. Là những ai, vừa xem xong cuốn Phim tài liệu, tư liệu. Từng thước phim gói trọn một giai đoạn u uất của gần 2 triệu người bỏ nước ra đi, trốn nạn cộng sản với “danh nghĩa” Thuyền nhân, Bộ nhân!
Boat People – A 50-year journey
(Thuyền Nhân – Hành trình 50 năm).
***
Tôi sinh năm 1954 ở miền Bắc. Được Bố Mẹ bồng lên chuyến tàu há mồm cuối cùng, chạy giặc cộng sản khi vừa 6 tháng tuổi.
Trưởng thành ở miền Nam, vùng đất Tự Do về nhân quyền, trù phú về kinh tế.
Nhưng cũng đã từng hỏi Bố Mẹ.
– Sao con sinh ở miền Bắc, mà bây giờ lại sống trong Nam?
Hiểu được chuyện. Giải đáp được câu hỏi tại sao. Nhờ những câu chuyện kể, và nhờ những cuốn phim tài liệu như:
Chúng Tôi Muốn Sống.
Tôi đang bị 3 đứa cháu nội hỏi:
– Ông nội. Sao mình là Canadian, lại cũng là Vietnamese?
Có phải vì mình biết nói tiếng Việt?
Sao mình nói tiếng Việt mà mình không ở Việt Nam. Mình lại ở Canada?
Nghĩ, chắc chẳng riêng gì tôi, mà tất cả ông bà, cha mẹ nào là Thuyền Nhân là Bộ nhân, đều cùng cảnh ngộ!
Chả vì thế mà xuất phim chiều nay, hàng ghế trước tôi có một gia đình 3 người. Người phụ nữ Việt có chồng ngoại quốc. Đứa con trai lai 2 màu máu, khoảng tuổi 14 – 15. Hai mẹ con nói tiếng Việt với nhau. Nghĩ, chắc vì người phụ nữ cố gắng giữ truyền thống. Cho nên đã dạy cho đứa con biết nói tiếng Việt, và đưa được cả chồng Tây, con lai đến xem cuốn phim tài liệu Việt Nam.
Cô đã được bonus rất xứng đáng. Vì phim vừa End. Cậu con choàng tay ôm hôn mẹ và nói lớn lắm (nghe rất rõ, vì cả hội trường lúc đó lặng yên thin thít. Có chăng, chỉ là những tiếng sụt sùi) …
– Mẹ, con cám ơn Mom. Con biết tại sao mình là Việt Nam mà phải sống ở Canada rồi.
Câu nói của cậu bé, khiến tôi ao ước. Ước cô đạo diễn Thanh Tâm sẽ sớm ra DVD cho 2 cuốn phim tài liệu này:
* Bóng Quá Khứ ( A Realm of Return)
* Thuyền Nhân – Hành trình 50 năm (Boat People – A 50 Year Journey)
Để mỗi chiều tan sở về, sau giờ homework. 4 ông cháu tôi sẽ vai kề vai, cùng xem 2 cuốn DVD.
Tại sao mà phải là DVD, mà không đưa các cháu đến rạp.
Dạ thưa, xem một lần. Khóc một lần, tụi nó sẽ không đủ phê. Sẽ không heart touching để thấm cái kinh nghiệm của ông nội tụi nó!
Bằng chứng là hiện tại. Có nhiều Boat People, có nhiều H.O hàng năm đều về thăm Chùm Khế Ngọt trong niềm “hân hoan”! Vì họ đã sớm quên:
– Why we are here?
Xem xong cuốn phim, tôi đúc kết được gì?
– Cô đạo diễn này đã làm phim không vì lợi. Cô làm phim với một tấm lòng. Một đam mê của nghề nghiệp, và cô làm phim với tất cả sự tôn trọng người xem.
Nên rất khó để tìm ra lỗi kỹ thuật.
Sẽ không thấy trong phim của cô, có hình ảnh của Lệnh Hồ Xung thời võ lâm mà tay đeo đồng hồ Rolex!
Đã vậy, có trình độ rất cao khi xử dụng âm thanh để làm sôi gan lòng người với cảnh tàn nhẫn của bọn hải tặc. Làm nghẹn ngào với những hình ảnh bi thương. Và làm người xem cảm động tình người với các hành động, các chính sách nhân đạo của thế giới dành cho Thuyền Nhân, Bộ nhân của nạn cộng sản.
Từng thước phim, từng thước phim dẫn dắt người xem.
– Cô Thanh Tâm chọn Thuyền Nhân làm đề tài cho các phim được sản xuất.
Tài liệu tuy không phải là loại phim khó. Nhưng rất khó để làm được một phim tài liệu dài gần 2 giờ đồng hồ, thu hút người xem đến nỗi “căng bụng” mà ráng nín. Vì không muốn bị hút một đoạn nào. Sao cô lại chọn đề tài khó chi vậy, và tại sao lại vào mốc điểm 50 năm?
Thì ra là đây, theo lời dẫn của cô. 50 năm không là dài so với tuổi đời của một dân tộc. Nhưng lại rất dài cho một đời người. Nhất là những ai đã trải qua hoàn cảnh mà cả đời cũng không thể nào quên!
Cho nên cuốn phim này để trả lời cho những câu hỏi:
Thuyền Nhân là ai. Tại sao lại có hiện tượng Thuyền Nhân. Tại sao phải bỏ Cố Quốc đi vào cõi chết!
Và cũng để trả lời cho bọn cầm quyền tàn ác muốn xoá đi một quá khứ. Một tội ác Trời không dung Đất không tha do họ gây ra. Dù họ đã lợi dụng sự bang giao mà ép buộc các chính quyền sở tại ở Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương … phải phá hủy tất cả các tượng đài có dấu tích của Thuyền Nhân. Để một vài thế hệ sau sẽ không biết gì về tội ác của họ.
Không được đâu csvn ơi. Những cuốn phim tài liệu này và các Tượng đài Thuyền Nhân đang được dựng lên ở tất cả các Quốc Gia trên thế giới. Nơi nào có Thuyền Nhân Việt Nam. Nơi đó có bằng chứng nhắc nhở về tội ác này.
– Xem cuốn phim tài liệu này. Không chỉ là đi xem Phim. Mà là đi tìm lại kinh nghiệm trải qua của đời mình (Thuyền Nhân), và để những ai muốn tìm hiểu về 2 chữ Thuyền Nhân!
***
Với khả năng đạo diễn của Thanh Tâm. Với những nhân chứng thật. Và nhất là những phụ nữ Việt Nam can đảm.
Vâng, phải gọi quý cô là những phụ nữ can đảm, vì truyền thống e ấp, giữ kín chuyện lòng của người phụ nữ Việt Nam.
Nhưng cần cho những thước phim tài liệu có tầm mức ảnh hưởng lớn. Các nhân vật bị hải tặc hãm hiếp, làm nhục … đã sẵn sàng ngồi trước máy quay để làm nhân chứng cho một giai đoạn bi ai của một dân tộc chịu họa cộng sản!
***
Còn nhiều lắm, nhiều lắm … nhưng không kể hết đâu. Muốn biết, mua vé gấp để được xem nhé các đồng bào ở 4 châu mà cuốn phim sẽ được trình chiếu.
Chỉ muốn thêm một chi tiết cực kỳ “kinh khủng”!
Đó là … đạo diễn Thanh Tâm đã làm đàn ông phải KHÓC.
***
P/s:
Mặc dù Mỹ Quốc là nơi có người Việt Nam tị nạn cộng sản định cư đông nhất.
Nhưng trong chương cứu trợ đón tiếp Thuyền Nhân tị nạn csvn thì Canada lại là Quốc Gia đứng đầu. Sớm nhất, tích cực nhất và chu toàn nhất.
Có câu chuyện kể:
– Khi chúng tôi (những người và hội đoàn người Gia Nã Đại), là một số người muốn cứu vớt và đón nhận các Thuyền Nhân Việt Nam, thì tại Canada, cũng có rất nhiều người chống đối. Vì họ không muốn nhập cư những người bị gọi là thành phần Vô Tổ Quốc!
Thật vậy, vì khi Thuyền Nhân vào các trại tị nạn thì tờ đơn của Cao Ủy Tị Nạn, dùng cho Thuyền Nhân khai báo. Phần mục ghi Quốc tịch gì? Thì bị điền vào là STATELESS (kẻ vô tổ quốc)!
Uất nghẹn …!
Đến một ngày, trong một chuyến bay đưa người đi tái định cư. Có gia đình 5 người, gồm 4 người lớn và 1 bé gái gần 5 tuổi. Mọi người, kể cả nhân viên của Cao Ủy Tị Nạn, ngó chờ bé gái đang đi chầm chậm với cái lon Guigoz có trùm miếng bao nylon phía trên. Khi bé đến chân cầu thang của máy bay. Nhân viên cao ủy hỏi:
– Cháu cầm gì thế, cho tôi xem được không.
Giở miếng nylon che đậy, thì ra đó là lon nước.
– Cháu mang nước theo chi vậy?
* Dạ cháu đã bị khát đến suýt chết khi ròng rã 1 tháng trên tàu khi vượt biển. Bây giờ Mẹ cháu nói đi Canada phải bay xa và lâu lắm.
Cháu không muốn bị khát nước nữa. Cháu sợ bị chết!
Câu chuyện này đã được lan tỏa trên khắp các cơ quan truyền thông của Canada. Mọi người, kể cả chính phủ Canada đã đổi ý. Và chính sách cứu giúp Thuyền Nhân đã ra đời.

A 50-YEAR JOURNEY

Từ Khanh

Xin chia sẻ hình ảnh tại buổi chiếu phim  và

Cảm nhận của một đàn anh, một nhà văn đã từng là thuyền nhân, đã từng trở lại làm việc thiện nguyện ở trại tị nạn. Anh đã đến từ nam bán cầu tham dự buổi trình chiếu phim…tại Toronto ngày 17.03.2024. Cảm ơn anh! Sự động viên của những người như anh là vô giá cho tt và cho thế hệ tiếp nối

——-

Thuyền nhân: Hành trình 50 năm, quá thật nên không dễ xem

Quá thật, bởi không phải mọi phim tài liệu thì phải thật. Quá thật, bởi ‘người đóng’ là nhân chứng-nạn nhân, người xem là nhân chứng-nạn nhân, đồng cảnh ngộ, hoặc thân thích ruột thịt của các nhân chứng đã trãi qua một biến cố đến trời còn ôm mặt khóc than.

Người ra đi!

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn, lúc còn ở trong nước, viết: ‘Tôi cố bám lấy đất nước tôi bằng sức người đã kiệt…’ Ông nói thay cho đồng bào mình. Không ai muốn đi, nhất là không ai muốn đi, để đến, một nơi không biết.

Nhưng người vẫn đi, mãi tận bây giờ.

Thuyền Nhân Hành Trình 50 năm, tựa phim đã tự nói lên đoạn trường từ đó đến đây. Nhưng ống kính của đạo diễn Thanh Tâm, như tấm lưới trắng tung vào đêm đen trên biển rộng lấp lánh những ô lưới phận người giẫy giụa, đã ghi được một cách đẹp đẽ sự đau đớn.

Sự đẹp đẽ của góc máy lấy bóng tối làm màu chủ đạo. Không, không phải vậy. Hẵn nhiên đó không chỉ là thủ pháp nghệ thuật làm sáng (hay tối?) những vết hằn đau đớn trên khuôn mặt nhân chứng, mà bởi, có ánh sáng nào soi được những đoàn người lầm lũi kéo nhau đi vào biển tối trên vạn dặm hành trình trừ chút ánh sáng lặng câm của ngọn đèn dầu trong căn nhà tối, màu sáng xanh xao hung bạo trên các con thuyền hải tặc, và tiếng thét giữa trời khuya.

Những câu chuyện nối tiếp nhau từ những nhân chứng tưởng như còn nguyên vẹn hình hài. Tưởng chừng thôi, bởi những vết đâm chí mạng trên thân thể, có thể, đã liền da và dấu sẹo phai mờ, nhưng ký ức hãi hùng đã trãi qua chắc còn nguyên đó, còn bám chặt từng ngày như cái bóng tàn nhẫn đi theo suốt đời này.

Những tên cướp biển. Những tên cướp biển. Những tiếng kêu trời xanh không thấu. Từng xác người bị ném xuống biển, hay cả con thuyền lật úp giữa bão tố. Nỗi đau của từng người hay cả thế hệ xoắn lại rồi dâng lên đỉnh điểm của hãi hùng khiến người xem nghẹt thở. Có lúc, tôi đã không chịu nổi tưởng phải ngừng xem. Bởi lúc đó không phải nghe mà thấy, không phải xem mà sống, sống lại mảnh đời đã qua, của mình, của bạn bè anh em, của chị của anh, trên thuyền dưới nước, trong trại tỵ nạn, những khi khiêng thân thể bầm dập của các chị đã cập bến bờ nhưng không còn gượng nổi, những người anh thương tật. Có lẽ chỉ có người Việt, dù ở đâu đi nữa, mới có cảm xúc này dù không phải xem phim hành động, drama, có lẽ chỉ có chúng ta mới chấn động đến mức bàng hoàng trước những lời kể thì thầm, hoặc nức nở, hay lặng thinh giữa chừng và mất hút trong tiếng sóng.

Đạo diễn Thanh Tâm đã trong sáng đi tìm và giữ được những khoảng khắc lịch sử trên mỗi số phần người vượt biển. Thanh Tâm không nói thay, mỗi câu chuyện tự ghi hình ghi tiếng. Quả vậy, điện ảnh sự thực đã tỏ bày như nó là, tự nhiên như nó là, để mỗi câu chuyện tự nói lên hiện thực dù đằng sau ẩn chứa khéo léo sự sáng tạo của nghệ thuật: Có khi mạch chuyện được đẩy nhanh, đôi lúc chậm lại, trì hoãn, day dứt, cứ như để niềm đau thấm vào phế phủ. Tất cả làm nên một loại cinéma vérité rất thành công, của Thanh Tâm.

Mỗi nhát máy là một câu chuyện, một hình ảnh đẹp trọn vẹn về nỗi thống khổ. Mỗi nhân chứng xuất hiện một lần sẽ là một ấn tượng còn đọng mãi dù ống kính không dừng lại ở một nhân vật nào cả. Tất cả dắt ta đến một thông điệp sau cùng, đó là, nỗi đau này không của riêng ai. Sự trung thực đau đớn đó càng làm cho cinéma vérité này của Thanh Tâm xuất sắc nếu biết thêm rằng đạo diễn chưa từng là thuyền nhân, chưa từng trãi qua nhưng vẫn ghi được chừng ấy đoạn trường. Đạo diễn không lấy hình từ bên ngoài ống kính, chị ghi hình từ trong tâm khảm. Tặng chị một điểm A+, Thanh Tâm.

Từ Khanh

https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=789459946425419&id=100060842611716&rdid=AsTCmQWM31MJC8Gk

A 50-YEAR JOURNEY

Nam La

Hôm nay đi coi phim Boat People 50 năm. Nam rất tiếc là không dẩn con đi coi, để thấy được ba má đã trải qua khổ sở đau buồn trước khi đến xứ tự do này

Đối với Nam, phim này đáng coi .Nam cho điểm 9/10

Cám ơn Thanh Tâm  đã đưa vào tất cả kỷ niệm từ lúc mất nước, học tài thi lý lịch, kinh tế mới, đổi tiền và hành trình tìm tự do, boat people hay đi đường bộ

Ai đã từng vượt biển sẽ thấy được mình trong đó, như Nam tàu bị cướp, bị nhốt dưới hầm cá,  đục thuyền khi tới Mả Lại, cỏng con nít , người lớn vào bờ, đưa xác chết vào bịnh viện…

 Qua đây đi làm và nhận nơi này là quê hương vì đã nhận Nam vào, để có gia đình và con câi nơi này

Nói là phim, nhưng là do những người đả trải qua thuật lại những gì đã xảy ra, trong đó có lẻ thảm thương nhất là những cánh hoa bị cướp Thái Lan thay phiên hảm hiếp …, và các tàu bị đắm chìm , những ngôi mộ tập thể ở Mả Lai …

 Nam để lịch trình chiếu phim để các bạn năm châu, nên giành giờ đi coi

 Và để lại bài thơ Nam làm từ lâu cho ngày 30 tháng 4 , có những hình ảnh này

30 tháng 4

Ba muơi tháng tư ngày ta mất nước

Ngày nước ta đã thay đổi màu cờ

Hằng triệu người đã bỏ súng thua cơ

Để thui thủi trở về nhà ngồi khóc

Ngày chúng ta đã mất đi tổ quốc

Hàng ngàn người phải tuẩn tiết vong thân

Thà chết đi không phải chịu đầu hàng

Vùi thân xác tha hương nơi đất khách

Ngày ngàn người vẫn anh hùng chiến đấu

Để cuối cùng tuẩn tiết phơi thây

Vì người ta đã tuyên bố đầu hàng

Mất tất cả mất hồn thiêng sông núi

Và ngày đó gọi là ngày giải phóng

Để vạn người phải học tập vào tù

Đi cải tạo nơi rừng sâu nước độc

Kẻ chết đi người phải sống dật dờ

Rồi từ đó vợ chồng đành xa cách

Cha đã đi để Mẹ với con thơ

Mẹ ngồi buồn ru tiếng hát à ơi

Không đủ gạo thay bằng khoai với sắn

Triệu người dân phải ngậm cay nuốt đắng

Để cuối cùng theo tàu nhỏ vượt biên

Để triệu người tàu vở phải chết chìm

Vạn con gái bị Thái Lan cưởng bức

Thảm cảnh đó làm sao ta quên được

Tuổi trắng trong bị cướp mất tiết trinh

Chúng sắp hàng vùi  dập đóa hoa tươi

Hoa tan nát , khổ đau nằm tức tưởi

Khi tôi gặp nàng khật khờ chỉ khóc

Nhớ đứa em gởi xác ở biển sâu

Bảo vệ chị , bị chúng đẩy ngả nhào

Ôi Tự Do , thuyền nhân trả quá đắt

Hơn bốn mươi năm , ngày ta mất nước

Ở Việt Nam vẫn còn mất màu cờ

Nhưng phất phới cờ vàng ba sọc đỏ

Ở nhưng nơi có người Việt định cư

Tôi tự nghĩ quê hưông tôi đã mất

Đã không còn hình chử S như xưa

Bản đồ ta đã xóa ải Nam quan

Mủi Cà mau cảm thấy buồn cô độc

Quê hương mất nhưng màu cờ vẫn giữ

Vẫn mang ơn những người lính cộng hòa

Cám ơn anh lính thủy lục không quân

Và biệt động, lính nhảy dù trinh sát

Nhờ các anh nay tôi trên đất khách

Chọn nơi nầy để gọi lấy quê hương

Vì nơi đây tôi giữ được màu cờ

Ở Việt Nam đã hoàn toàn thay đổi

Đốt nén hương dâng cho người nằm xuống

Những anh hùng mồ mả cũng không yên

Mong các anh hồn luôn ở tại thiên

Hằng vĩnh cửu ở nơi chân Chúa Phật

  Nam

https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=10161117440126223&id=700746222&rdid=XevsOjfIKsblu2Ig

ECG PRESENTS A DOCUMENTARY PRODUCED BY ECG AND LUNAR VILLAGE PRODUCTION IN ASSOCIATION WITH VIET LIVE TV